Sân vận động Bung Karno của Indonesia có gì đặc biệt? Thông tin sức chứa, năm xây dựng

03-20-2024
6 phút đọc

Gelora Bung Karno là sân vận động chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử của bóng đá Đông Nam Á. Dưới đây là những thông tin đặc biệt nhất về "chảo lửa" của Indonesia. 

Sân Bung Karno có sức chứa bao nhiêu người?

Sân vận động Gelora Bung Karno được khởi công từ năm 1958 với tổng chi phí xây dựng vào thời điểm đó là 12.5 triệu USD. 

Với sức chứa khoảng 77.000 khán giả, sân Bung Karno đứng ở vị trí thứ 4 trong top 10 sân vận động có sức chứa lớn nhất Đông Nam Á. Mặt sân được phủ bởi cỏ Zeon Zoysia, một loại cỏ tự nhiên.

Sân Bung Karno được xây dựng năm nào?

Utama Gelora Bung Karno (viết tắt là SUGBK hoặc GBK), được xây dựng từ năm 1958 đến 1962 nhằm phục vụ cho Đại hội Thể thao châu Á 1962.

Sân vận động này được đặt theo tên tổng thống đầu tiên của Indonesia là Sukarno, với sức chứa ban đầu khoảng 110.000 khán giả. Việc xây dựng sân được tài trợ bởi các khoản vay từ Liên Xô cũ. Giữa năm 1969-2001, dưới chế độ của tổng thống Soeharto, sân vận động được gọi là Utama Senayan nhằm xóa bỏ những liên quan tới vị tổng thống tiền nhiệm.

Năm 1985, có tới 150.000 khán giả được cho là đã tham dự trận chung kết giữa PSMS và Persib. Do số lượng quá đông và vượt xa sức chứa của sân, các khán giả đã phải tràn cả xuống đường chạy điền kinh mới có thể có đủ chỗ đứng.

GIẢI THƯỞNG CỰC LỚN khi dự đoán kết quả trận đấu tại ĐÂY

Getty Images

Năm 2007, sức chứa sân giảm xuống còn 88.000 chỗ ngồi sau khi được tân trang để phục vụ cho AFC Asian Cup 2007. Trong giải đấu này, sân Gelora Bung Karno đã tổ chức 5 trận đấu ở vòng bảng, 1 trận tứ kết và trận chung kết giữa Iraq vs Saudi Arabia.

Vào năm 2016, sân vận động được đóng cửa để nâng cấp toàn diện nhằm chuẩn bị cho Asian Games 2018 được tổ chức tại Indonesia. Sức chứa của sân giảm xuống còn 77.000 chỗ ngồi sau khi nâng cấp cơ sở vật chất và thay thế các băng ghế dài bằng ghế ngồi đơn. Sân vận động mở cửa trở lại vào tháng 01/2018.

Các sự kiện lớn từng được SVĐ Gelora Bung Karno tổ chức

  • ASIAN Games năm 1962 và 2018
  • Chủ nhà của nhiều kì SEA Games
  • Chủ nhà Tiger Cup 2002 các trận đấu bảng A, bán kết, tranh hạng ba và chung kết
  • Đăng cai tổ chức giải điền kinh vô địch châu Á vào các năm 1985 1995, 1995 và 2000
  • Đăng cai tổ chức Giải ASEAN Club Championship năm 2003
  • Chủ nhà trận bán kết lượt đi giữa Indonesia vs Thái Lan - AFF Suzuki Cup 2008
  • Chủ nhà tour du đấu tiền mùa giải của Bayern Munich năm 2008
  • Tổ chức 2 trận đấu của Inter Milan trong tour du đấu sau mùa giải 2012
  • Chủ nhà tour du đấu tiền mùa giải của Arsenal năm 2013
  • Chủ nhà tour du đấu tiền mùa giải của Liverpool năm 2013
  • Chủ nhà tour du đấu tiền mùa giải của AS Roma năm 2015
  • Tổ chức Giải vô địch bóng đá U-19 châu Á năm 2018

Những sân vận động lớn nhất Đông Nam Á

Hiện tại, sân Bung Karno đứng ở vị trí thứ 4 trong top 10 sân vận động có sức chứa lớn nhất Đông Nam Á.

5 sân vận động lớn nhất Đông Nam Á

STT Sân vận động Quốc gia Sức chứa
1 Bukit Jalil Malaysia 87,411
2 Jakarta International Indonesia 82,000
3 Shah Alam Malaysia 80,372
4 Gelora Bung Karno Indonesia 77,193
5 Morodok Techo Campuchia 75,000

XEM THÊM: 10 sân vận động đắt giá nhất thế giới: Nước Mỹ áp đảo hoàn toàn