Sức mạnh toàn diện của Nhật Bản ở Asian Cup 2024

01-12-2024
10 phút đọc
Getty Images

Không cần phải bàn cãi, với phong độ và chất lượng nhân sự ở thời điểm hiện tại, đội tuyển Nhật Bản xứng đáng là ứng cử viên số 1 cho danh hiệu vô địch Asian Cup 2023. Đó sẽ là thử thách đầu tiên và cũng là lớn nhất của HLV Philippe Troussier cùng các học trò tại giải đấu được diễn ra tại Qatar. 

Đẳng cấp vươn khỏi châu Á

Chỉ một chi tiết cũng có thể nói lên độ đồng đều ở mặt con người và đẳng cấp của Nhật Bản vào thời điểm hiện tại so với các đối thủ ở khu vực. Trong 2 trận đấu chính thức thuộc khuôn khổ vòng loại thứ 2 World Cup 2026, đội bóng HLV Hajime Moriyasu lần lượt vượt qua Myanmar và Syria với 2 đội hình gần như khác nhau hoàn toàn. Lấy ví dụ với ĐT Việt Nam, HLV Philippe Troussier đã sử dụng 11 cái tên đá chính giống nhau ở 2 trận đấu với Philippines và Iraq vừa rồi. 

Thanh Vu


ẢNH 1.0 – Đội hình ra sân của Nhật Bản trong 2 trận đấu tại vòng loại thứ 2 World Cup 2026

Trước Myanmar, Nhật Bản sử dụng những cầu thủ cực kì chất lượng như Ao Tanaka, Daichi Kamada, Takumi Minamino hay Ritsu Doan. Tuy vậy, đó vẫn chỉ được xem là “đội hình B” của đội bóng này vào thời điểm hiện tại. Những nhân tố như Takehiro Tomiyasu, Wataru Endo, Hidemasa Morita, Takefusa Kubo hay Junya Ito mới là bộ khung đội hình ưng ý nhất với ông Moriyasu vào lúc này, và đều được sử dụng trong cuộc đối đầu với Syria vài ngày sau đó. Đáng nói ở chỗ, Nhật Bản đều thắng một cách dễ dàng 2 đối thủ kể trên với cùng tỉ số 5-0 và không phải chịu bất cứ một tình huống dứt điểm trúng đích nào. 

Chưa kể tới, ở 2 trận đấu vào hồi tháng 11 vừa rồi, tiền vệ tấn công đang chơi tại Brighton Kaoru Mitoma và trung vệ thuộc biên chế Borussia Monchengladbach Ko Itakura không góp mặt. 

Một phong cách sử dụng nhân sự không khác gì những đội tuyển tầm cỡ trên thế giới, khi chất lượng nhân sự quá chất lượng và đồng đều. 

Chất lượng tấn công

Hình ảnh quen thuộc trong các trận đấu giữa Nhật Bản và các đội thủ tại khu vực là việc đội bóng này luôn áp đảo một cách toàn diện. Sẽ không ngạc nhiên khi chứng kiến 10 cầu thủ trên sân của Nhật Bản đều có vị trí trên phạm vi 1/3 sân đối phương. 

Thanh Vu

ẢNH 1.1 – Hình ảnh trong trận đấu giữa Nhật Bản và Myanmar. 

Trong sơ đồ chiến thuật 4-2-3-1 của ông Moriyasu, Nhật Bản sẽ luôn duy trì việc tạo ra một hàng ngang 4 cầu thủ có thiên hướng tấn công chơi sau lưng tiền đạo mục tiêu Asaye Ueda. Ở đó, luôn có 1 tiền vệ cánh có xu hướng chơi rộng và sở hữu khả năng đột phá như Mitoma hay Soma, 1 tiền vệ trung tâm như Daichi Kamada hay Morita sẽ có xu hướng chơi cao hơn để cùng 2 tiền vệ tấn công còn lại tạo ra tính áp đảo quân số ở khu vực trung lộ. 

Thanh Vu

ẢNH 1.2 – Cấu trúc đội hình khi tấn công của Nhật Bản. 

Thậm chí, hình ảnh dồn toàn bộ quân số lên phần sân của đối phương còn được Nhật Bản thể hiện ở nhiều thời điểm trong trận giao hữu với ĐT Đức hồi tháng 9 năm nay – trận đấu Nhật Bản giành chiến thắng tới 4-1. 

Thanh Vu

ẢNH 1.3 – 9 cầu thủ Nhật Bản ở khu vực 1/3 cuối sân trong trận đấu gặp ĐT Đức. 

Scroll to Continue with Content

Số đông nhân sự trên phần sân đối phương ấy giúp Nhật Bản duy trì sự áp đặt mong muốn của mình thông qua cả thời điểm kiểm soát bóng lẫn thời điểm chuyển đổi. Tính tổng cả 2 trận đấu trước Myanmar và Syria, tổng số pha dứt điểm của đối phương mà Nhật Bản phải nhận vỏn vẻn chỉ là 2. Áp lực nhanh, mạnh với phản xạ đồng bộ ở thời điểm mất bóng là thứ giúp đội bóng của ông Moriyasu gần như đưa các trận đấu chỉ diễn ra ở nửa phần sân đối phương. 

Thanh Vu

ẢNH 2.1 – Tính đồng bộ để đoạt lại bóng của Nhật Bản ở thời điểm chuyển đổi phòng ngự. 

Tính rộng hơn, ở 5 trận đấu gần nhất tính đến cuối tháng 11, Nhật Bản sở hữu những con số thống kê khủng khiếp. Họ kiểm soát bóng trung bình 60.6% mỗi trận. Họ ghi tổng cộng 21 bàn thắng và chỉ 1 lần để thủng lưới. Trung bình mỗi trận, Nhật Bản tạo ra 23 pha dứt điểm so với chỉ 2.2 pha dứt điểm của đối phương. Giá trị bàn thắng kì vọng lên tới 3.1, trong khi giá trị bàn thua kì vọng chỉ là 0.3. Và không thể nhắc tới, họ chỉ để đối thủ thực hiện trung bình gần 6 đường chuyền trước khi thực hiện một hành động phòng ngự, so với con số hơn gấp đôi theo chiều ngược lại. 

Bài toán của HLV Troussier trước đội tuyển Nhật Bản

Bối cảnh chiến thuật trong trận mở màn giữa ĐT Nhật Bản và ĐT Việt Nam có lẽ sẽ không có gì khác biệt. Thời lượng phòng ngự trên phần sân nhà, và thậm chí là ở khu vực 35m cuối cùng của các học trò HLV Troussier sẽ chiếm tỉ lệ lớn trong thời gian trận đấu. 

Trong bối cảnh ấy, và với việc gần như Nhật Bản sẽ không có được sự phục vụ của Mitoma cùng Kubo ở trận mở màn, chúng ta sẽ cần đặc biệt chú ý đến hành lang cánh phải của đại diện tới từ Đông Á. Junya Ito cùng hậu vệ phải Sugawara không chỉ đang có phong độ cao tại Reims và AZ Alkmaar, mà đang tạo nên một nhóm tấn công rất chất lượng trong lối chơi của HLV Moriyasu. 

Thanh Vu

ẢNH 3.1 – Những pha tấn công sắc nét của Nhật Bản ở cánh phải. 

Thanh Vu

ẢNH 3.2 – Ito đang sở hữu phong độ cao cả ở CLB và ĐTQG. 

Kiểm soát những tình huống phối hợp nhóm từ biên và các tình huống tăng tốc bất ngờ của Ito sẽ là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong thế trận phòng ngự của ĐT Việt Nam. Bên cạnh đó, với hàng phòng ngự 5 người, các học trò của HLV Troussier cũng cần quản lý thật tốt từng khu vực hoạt động của mình. Bởi lẽ, với chất lượng lối chơi ở đẳng cấp rất cao của mình, Nhật Bản luôn duy trì một cách ổn định những điểm chạm bóng, đón đường chuyền trong vòng cấm địa. 

Thanh Vu

ẢNH 3.3 – Hàng ngang tấn công 5 người với 4 cầu thủ xâm nhập vào các khu vực khác nhau trong khu vực 16m50. 

Thanh Vu

ẢNH 3.4 – Các phương án chuyền bóng tới vòng cấm địa của Nhật Bản là rất đa dạng. 

Không dễ để gây ra những khó khăn cho Nhật Bản đang hừng hực khí thế vào lúc này, đặc biệt trong trận đấu mở màn. Với HLV Philippe Troussier và ĐT Việt Nam, đây sẽ là một trận đấu để thử thách sức chịu đựng. Một thế trận ấn tượng cùng một kết quả chấp nhận được trước Nhật Bản biết đâu sẽ là một cú hích lớn về mặt tinh thần để ĐT Việt Nam sẵn sàng hơn cho 2 trận đấu quyết định tấm vé đi tiếp của mình sau đó lần lượt trước Indonesia và Iraq.

XEM THÊM: Lịch thi đấu Asian Cup 2024: Bảng đấu, bảng xếp hạng, kết quả mới nhất