Vì sao các VĐV luôn cắn huy chương khi đứng trên bục chiến thắng?

Author Photo
Ana Marcela Cunha mordendo a medalha de ouro conquista nas Olimpíadas de Tóquio-2020
Getty Images
[red-button widget_catalog_id="m88_vn_1" link="https://getbonus7.com/" logo_name="M88" game_title="CHƠI NGAY HÔM NAY, NHẬN THƯỞNG CỰC CHÁY" button_text="TẠI ĐÂY"]
TSN
[/red-button]

Hình ảnh các VĐV chiến thắng đứng trên bục nhận giải, cắn huy chương giành được và chụp hình đã trở thành biểu tượng đặc trưng ở các kỳ Olympic. Vậy truyền thống này bắt nguồn từ đâu? Nó mang ý nghĩa gì?

Vì sao các VĐV luôn cắn huy chương khi đứng trên bục chiến thắng?

Từ thời xa xưa, khi đơn vị tiền tệ chính vẫn là các đồng vàng, nạn làm giả đã hoành hành. Nhằm kiểm tra chất lượng, người tiêu dùng thường lấy răng cắn vào đồng vàng để xác định đó là thật hay giả. Vàng nguyên chất có đặc tính là mềm và dẻo, do đó nếu xuất hiện vết cắn đó là vàng thật và ngược lại. Nếu không xuất hiện dấu vết gì, đó có thể là loại kim loại khác. Theo thời gian, hành động này trở thành thói quen và vẫn tồn tại cho đến ngày nay.

Dĩ nhiên các VĐV không phải lo lắng về chất lượng huy chương tại Olympic. Việc cắn huy chương khi đứng trên bục nhận giải giống như một nghi thức, và thường xuất phát từ ý muốn của các nhiếp ảnh gia. Do đó không chỉ các VĐV giành huy chương vàng mà cả huy chương bạc và huy chương đồng đôi khi cũng thực hiện kiểu ăn mừng đặc trưng này.

“Nó đã trở thành nỗi ám ảnh của các nhiếp ảnh gia”, USA Today dẫn lời David Wallechinsk, Chủ tịch của Hiệp hội các nhà sử học Olympic quốc tế nói với CNN vào năm 2012. “Tôi nghĩ họ coi đó là một hành động mang tính biểu tượng, làm tăng giá trị của bức ảnh. Theo đó, đó không phải hành động xuất phát từ ý muốn của các VĐV”.

Beatriz Souza morde a medalha de ouro após sua conquista nos Jogos Olímpicos de Paris
Getty Images

Điều này không chỉ xuất hiện ở Olympic. Huyền thoại quần vợt, Rafael Nadal nổi tiếng với hình ảnh cắn vào chiếc cúp Coupe des Mousquetaires, được trao cho nhà vô địch đơn nam giải Pháp mở rộng. Tay vợt người Tây Ban Nha đã thống trị giải đấu suốt nhiều năm và hình ảnh đó trở thành biểu tượng trong sự nghiệp của anh cũng như giải đấu. 

Tuy nhiên đôi khi hành động này cũng tạo ra những tai nạn bất ngờ. Ở Olympic mùa đông 2010 tại Vancouver, VĐV trượt băng David Moller đã bị gãy răng khi cắn vào tấm huy chương bạc mà anh giành được.

[red-block widget_catalog_id="dafa_vn_2" title="DỰ ĐOÁN KẾT QUẢ TRẬN ĐẤU TẠI ĐÂY" link="https://bit.ly/43OdwvG"]

Bảng xếp hạng huy chương Olympic Paris 2024 chung cuộc

Hạng Quốc gia Vàng Bạc Đồng Tổng
1 Mỹ 40 44 42 126
2 Trung Quốc 40 27 24 91
3 Nhật Bản 20 12 13 45
4 Australia 18 19 16 53
5 Pháp 16 26 22 64
6 Hà Lan 15 7 12 34
7 Anh 14 22 29 65
8 Hàn Quốc 13 9 10 32
9 Italy 12 13 15 40
10 Đức 12 13 8 32
11 New Zealand 10 7 3 20
12 Canada 9 7 11 27
13 Uzbekistan 8 2 3 13
14 Hungary 6 7 6 19
15 Tây Ban Nha 5 4 9 18
16 Thụy Điển 4 4 3 11
17 Kenya 4 2 5 11
18 Na Uy 4 1 3 8
19 CH Ireland 4 0 3 7
20 Brazil 3 7 10 20

XEM THÊM: 15 nước có nhiều Huy chương Vàng Olympic nhất lịch sử: Cập nhật bảng xếp hạng chính xác nhất 

(Các) tác giả
Author Photo
Vuonghan is a content creator from Vietnam.